Editors Choice

3/recent/post-list

Tìm kiếm Blog này

Recents

{getWidget} $results={3} $label={recent} $type={list1}

Main Tags

About Us

Lorem Ipsum is simply dummy text of the printing and typesetting industry. Lorem Ipsum has been the industry's.

JSON Variables

Comments

{getWidget} $results={3} $label={comments} $type={list1}

Giá trị triết học trong Batman v Superman: Dawn of Justice (p2- CHỦ NGHĨA DUY CON NGƯỜI)

 BATMAN - CHỦ NGHĨA DUY CON NGƯỜI

    Batman đại diện cho chủ nghĩa duy con người, hay còn gọi là ANTHOROPOCENTRISM học thuyết lấy con người làm trung tâm của vũ trụ và vạn vật. 


    Đây là một từ bắt nguồn từ Hy Lạp, khi anthropos có nghĩa là con người và centrism nghĩa là chủ nghĩa trung tâm. Về cơ bản tới đây là học thức lấy con người làm trung tâm và làm gốc, coi con người là ngoại lệ đặc biệt. Tức là thể hiện sự ưu việt của con người đối với những giống loài khác. Dựa theo sách sáng thế của đạo kitô, con người được tạo ra theo hình ảnh thiên chúa và được ngài trao quyền tiếp quản muôn loài, học thuyết đã cho chúng ta thấy được sự vượt trội của con người đối với thiên nhiên, và thế giới tự nhiên chỉ có giá trị nếu nó vẫn còn phục vụ cho những nhu cầu của nhân loại.
    Ý tưởng này không chỉ giới hạn trong lý thuyết của đạo kitô. Theo nhà triết học Hy Lạp cổ đại protagoras, ông ta nói rằng:
    
        "con người là thước đo của vạn vật tồn tại vì họ tồn tại, không tồn tại vì họ không tồn tại."


    Trong phim, tổ tiên của Bruce(Batman) là thợ săn, không chỉ đơn thuần là một ý nghĩa ẩn dụ cho việc Bruce sẽ đích thân đi săn Superman. Mà nó còn thể hiện vô cùng chi tiết những giá trị cốt lõi của chủ nghĩa duy con người, khi ám chỉ rằng dòng dõi Bruce là những người đã trực tiếp định đoạt mạng sống của những loài động vật khác để phục vụ cho chính bản thân.



chủ nghĩa này càng lúc càng được thể hiện rõ hơn khi Bruce nói với afred về Superman, khi chỉ bằng 2 từ THAT và US. Chúng ta đã có một cái nhìn rõ nét hơn rất nhiều về suy nghĩ của Bruce đối với Clack(Superman) từ US ở đây không đơn thuần là bruce và afred, mà nó bao hàm cả nhân loại trong đó. Nếu chúng ta sử dụng thông tin đó kết hợp với từ THAT ở đầu câu thì chúng ta có thể dễ dàng đưa ra kết luận rằng. Bruce wayne không hề coi Clack kent là một phần của nhân loại, hay nói cách khác là anh không coi Clack là một con người mà chỉ là một tên  ngoại lai không hơn không kém. 

    Sau đó khi đối đầu với Clack, Bruce nói tiếp: 
        Ngươi không dũng cảm, con người mới dũng cảm

 


    Một lần nữa, lần này còn mạnh mẽ và đanh thép hơn : 
        Ngươi chưa bao giờ là thần thánh, ngươi thậm chí còn không phải là con người.

Vì sao Bruce đã liên tục nói với Clack điều đó? Lý do là bởi Bruce đang cố thuyết phục bản thân mình rằng Clack không phải là một con người và nếu không phải là con người thì anh hoàn toàn có quyền định đoạt mạng sống của hắn. Điều này hoàn toàn tương ứng với giá trị cốt lõi của chủ nghĩa duy con người.

    Thêm nữa, trong suốt 2 năm Lex không ngừng bí mật gieo những suy nghĩ, ý tưởng về Superman lên Bruce, cũng nói lên một khía cạnh khác của chủ nghĩa duy con người.


Theo vô thần lý thuyết, chủ nghĩa vô thần thúc đẩy chủ nghĩa duy con người, trường phái vô thần mang tính xây dựng, hay theo thuyết giá trị phủ nhận sự tồn tại của thần thánh và dần dần nghiêng về sự tuyệt đối cao hơn, chẳng hạn như là nhân loại hình thức vô thần này coi nhân loại là nguồn gốc tuyệt đối của các luân lý và các giá trị, đồng thời cho phép các cá nhân giải quyết các vấn đề đạo đức mà không cần viện đến chúa.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

"zone name","placement name","placement id","code (direct link)"